1. Quang thông
Tiêu chí đầu tiên trong bộ 9 tiêu chí đó là lựa chọn về quang thông (đại lượng đo lường công suất bức xạ). Thực chất công suất của bóng đèn hoặc đèn huỳnh quang cũ thường được sử dụng làm thước đo lượng ánh sáng do nó tạo ra, nhưng watt không đại diện cho lượng ánh sáng thực tế phát ra. Lượng ánh sáng phát ra được biểu thị bằng một thuật ngữ gọi là lumen (hay còn gọi là quang thông). Vì vậy, để biết được bóng đèn nào cho ra ánh sáng sáng hơn, hãy nhìn vào lumen của loại đèn đó:
-
Lumens càng lớn, ánh sáng phát ra từ dải đèn LED càng sáng. Xếp hạng Lumen thường được biểu thị bằng một số theo sau là các chữ cái lm.
-
Điều quan trọng cần lưu ý là đánh giá Lumen phải đi kèm với công suất để ra được tính đúng đắn trong việc đo lường.
Để đo độ sáng của đèn LED, hãy nhìn chỉ số lumens. Trong khi đó, chỉ số Công suất - Watts để đo xem bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu năng lượng. Hãy nhìn vào biểu đồ so sánh này để xem dụng ý của chúng tôi:
Bạn có thể sử dụng biểu đồ này khi chuyển từ đèn sợi đốt hoặc đèn huỳnh quang sang đèn LED. Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng bóng đèn 75W sợi đốt trong phòng, bạn có thể thay thế nó bằng đèn LED có lumens là 1100 lm mà không ảnh hưởng đến độ sáng. Biểu đồ cũng cho bạn biết bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu năng lượng bằng cách sử dụng các dải đèn LED thay thế.
2. Góc chùm
Tiêu chí thứ 2 cần quan tâm đó chính là góc chùm. Góc chùm là góc được tạo ra bởi nguồn sáng. LED là một nguồn điểm phát sáng nhưng nó cần các tấm tán sáng hoặc chụp, chóa mica để định hướng góc chiếu cho đèn. Ví dụ các góc chùm có thể thay đổi theo hình dạng bao bọc bên ngoài. Ví dụ góc chùm của 2 loại đèn led âm trần dưới đây:
-
Âm trần siêu mỏng cho góc chùm: 120 độ
-
Âm trần chiếu rọi cho góc chùm: 30 độ
3. Chỉ số hoàn màu (CRI)
Tiêu chí thứ 3 được nói đến ở đây đó chính là chỉ số hoàn màu ( hay là CRI). Đây là yếu tố đo lường mức độ ánh sáng của vật được chiếu sáng có độ hoàn màu trung thực hay không? Nếu CRI cao thì màu sắc vật thể được chiếu càng sống động, trung thực tự nhiên nhất, và ngược lại nếu CRI thấp, thì độ hoàn màu thấp, màu sắc vật được chiếu sáng nhìn sẽ bị sỉn màu, ...
4. CCT: Nhiệt độ màu ở độ Kelvin
Tiêu chí thứ 4 được nói đến ở đây được đánh giá là rất quan trọng trong việc quyết định đến màu sắc ánh sáng của không gian. CCT hay còn gọi là Nhiệt độ màu là một cách để mô tả sự xuất hiện ánh sáng được cung cấp bởi một bóng đèn. Nó được đo bằng độ Kelvin (K) trên thang điểm từ 1.000 đến 10.000. Thông thường, nhiệt độ Kelvin cho các ứng dụng chiếu sáng thương mại và dân dụng rơi vào khoảng từ 2000K đến 6500K. Bảng dưới đây mô tả chất lượng của nhiệt độ màu đối với ánh sáng
Nhiệt độ càng cao, ánh sáng càng trắng sáng, trắng xanh. Đèn sợi đốt và đèn halogen có phạm vi từ 2500K - 3000K. Ánh sáng trắng trung tính có nhiệt độ khoảng 4000-4500K. Ánh sáng ban ngày được tìm thấy khoảng 5600K. Một bầu trời nhiều mây hoặc trắng mát có thể được tìm thấy trong khoảng 6000K-7500K. Một bầu trời trong xanh có thể được tìm thấy ở nhiệt độ màu vào mức 10.000K. Những chiếc đèn chất lượng sẽ cho ra màu sắc ánh sáng đúng như mô tả.
5. Độ rọi - LUX
Lượng ánh sáng cần thiết cho một căn phòng phụ thuộc vào kích thước của căn phòng và mục đích chiếu sáng của căn phòng đó. Các nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi nhiều ánh sáng hơn và những nhu cầu đơn giản đòi hỏi ít ánh sáng hơn. Lượng ánh sáng cần thiết trong một khu vực được xác định là mức độ LUX (không phải nhãn hiệu xà phòng mà bạn biết) tương đương với lumens / diện tích (lm / m 2 ).
Vì vậy, nếu bạn có một căn phòng có kích thước là 9,29 m2 và bạn muốn làm công việc văn phòng dễ dàng trong phòng, thì lượng ánh sáng cần thiết trong phòng là 250 x 9,29, tức là khoảng 2400 lumens. Một chiếc đèn led cũng có thể đạt được yêu cầu này.
Tuy nhiên không nên để ánh sáng phát ra từ nguồn sáng duy nhât mà nên chia đều cho toàn bộ không gian. Độ sáng của mỗi đèn được đưa ra trên bảng dưới đây để bạn tự tính toán. Bảng dưới đây cung cấp một số tiêu chuẩn LUX cho các nhiệm vụ khác nhau:
6. Tuổi thọ của bóng đèn
Thực chất độ sáng của bóng đèn đều giảm dần theo thời gian sử dụng. Đèn trở nên kém sáng hơn khi đến một thời điểm chiếu sáng đủ dài nhất định. Tuy nhiên đèn LED được biết là có mức độ ánh sáng như nhau trong suốt quá trình phát sáng của chúng và trên thực tế, chúng có tuổi thọ cực kỳ cao, cao hơn những loại bóng trước đây.
7. Bảo vệ môi trường
Tiêu chí được liệt kê nhiều nhất khi nói về đèn LED đó là tiêu chí bảo vệ môi trường. Đèn LED là lựa chọn vì môi trườn số 1 trong tất cả các hình thức chiếu sáng. Và nó có các yếu tố:
-
Nó không chứa thủy ngân, có hại cho môi trường, không giống như bóng đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.
-
Nó tồn tại lâu hơn nhiều (khoảng 10-20 năm) và do đó việc xử lý rác thải, hay thay mới ít phải quan tâm hơn.
-
Ít thải khí CO2 hơn do các nguyên vật liệu sản xuất chúng ít gây tác hại cho môi trường.